NHẠC PHẨM MỚI “NHỚ QUÊ XƯA”  CỦA TS. TRỊNH XUÂN ĐỨC  VÀ NHỮNG CẢM XÚC ĐỌNG LẠI VỚI GIÁO SƯ PHẠM VINH QUANG

Thế giới khoa học thường được mặc định là khô khan và cứng nhắc, bài hát "Nhớ quê xưa" như một làn gió mới mẻ thổi vào tâm hồn của một thế hệ nhà khoa học Việt Nam. Tại sao bài viết lại nhắc đến nội dung này, bởi vì một điểm đặc biệt - tác giả của bài hát này chính là Tiến sĩ, nhà khoa học Trịnh Xuân Đức, một nhà khoa học về Enzyme được UNESCO công nhận. Sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật trong con người ông đã tạo nên một nét độc đáo, phá vỡ những định kiến về giới khoa học. Âm nhạc của ông không chỉ đơn thuần là giai điệu và lời ca, mà còn chứa đựng cả tâm hồn và trí tuệ của một nhà nghiên cứu.

Cộng hưởng với tài năng hoà âm phối khí của nhạc sĩ Đặng Mạnh Cường đã giúp cho những lời hát bình dị uốn lượn trên nốt nhạc trầm bỏng thăng hoa. Thông qua giọng ca truyền cảm của Nghệ sĩ ưu tú ca sĩ Bùi Thu Huyền đã tạo nên một tác phẩm âm nhạc chạm đến trái tim người nghe, đặc biệt là trong mùa Vu Lan báo hiếu. Dù khác biệt về thế hệ, nhưng điểm chung giữa tác giả bài viết và Tiến sĩ Trịnh Xuân Đức chính là tình yêu dành cho âm nhạc và sự cống hiến không ngừng nghỉ cho cộng đồng và đất nước. Âm nhạc đã trở thành cầu nối gắn kết hai tâm hồn đồng điệu, cùng chia sẻ những giá trị nhân văn cao đẹp.

"Nhớ Quê xưa" được tác giả viết vào một hoàn cảnh đặc biệt, trong dịp Vu lan của một năm về quê thăm mẹ, bất giác nhìn cảnh trời, nhìn quê hương và nhìn mái tóc mẹ, một cảm xúc lo lắng và xúc động trào dâng. Xúc động vì sự đổi mới của quê hương nhưng cũng trong nỗi lo lắng riêng vì khi mình mỗi lớn là mẹ mỗi lúc lại già đi…

 

Một khúc ca chân thành, lay động trái tim

Cá nhân tôi đã bị cuốn vào mạch cảm xúc của bài hát, nghe đi nghe lại nhiều lần mà vẫn không thể dứt ra được. Giai điệu như một dòng chảy đưa tôi về với những kỷ niệm tuổi thơ tươi đẹp, những ngày tháng rong ruổi bắt cua giữa đồng quê nắng gió. Tất cả hiện lên thật sống động, đầy say mê và đáng yêu.

Lời ca mộc mạc nhưng ẩn chứa tình cảm sâu nặng với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của tác giả. Sự mộc mạc, chân thành này càng khiến người nghe thêm xúc động và đồng cảm. Quê của tác giả cũng bình dị như bao miền quê khác ở Việt Nam, là “Những cánh đồng xanh, những chiều buồn thênh câu ca ấy lại làm cho ai đi xa cũng nhớ, nhớ đến nao lòng về những ký ức tuổi thơ!

z5758115988847-004309d4badb173b8e91cce532e7b6e0-1724380887.jpg
 

GS.TS. Pham Quang Vinh

 Đó là những trưa đi bắt cua đồng, đến tối mẹ gọi chưa về ăn cơm.  Những ký ức như ùa về qua từng lời hát mới thấy công lao cha mẹ sinh thành lớn lao nhường nào,Nhớ cha kéo lúa trăng đêm tấm lưng để trần vệt muối liêu xiêu”, cùng lớn lên ở quê nhưng mỗi người một cảnh, một cảm nhận, một hoàn cảnh khác nhau. Tình cảm đó trào dâng ở đoạn cao trào của bài hát “Ngày xưa, tháng năm khoai sắn mẹ dành nuôi con,  mẹ đã hy sinh cả cuộc đời, gian khổ, vất vả mẹ chịu hết, “khổ đau một mình, hạnh phúc mẹ dành cho chúng con”. Để rồi khi lớn lên, trong guồng quay cuộc sống, có lúc ta chỉ ước được “về nhà với mẹ”.

 

Chẳng ấy thế, mà nhà thơ khuyết danh cũng từng thốt lên:

“Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ  

Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha

Nước biển mênh mông, không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng, chẳng phủ kín công cha

Tần tảo sớm hôm, mẹ nuôi con khôn lớn

  Mang cả tấm thân gây, cha che chở đời con

 

 

Khi những giai điệu bài hát khép lại, đọng lại trong tôi vô vàn ngưỡng mộ, một nhạc sĩ đa tài, một nhà khoa học tâm huyết với nhiều công trình nghiên cứu có ý nghĩa lớn cho xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe và môi trường. Âm nhạc dường như là một khía cạnh khác của tâm hồn người nghệ sĩ này, chỉ có những người con được nuôi dưỡng trong tình yêu thương, giáo dục đầy đủ từ cha mẹ mới có được những vần điệu lắng đọng đặc biệt này.

Chúc cho người nghệ sĩ này luôn giữ vững ngọn lửa đam mê, tiếp tục "nhả tơ" cho cuộc sống bằng những sáng tác ý nghĩa.

 

Hà Nội, 21.08.2024

Gs.Bs.Ts.Ns. Phạm Vinh Quang

Link nội dung: https://vanhocnghethuatquoctevietnam.vn/nhac-pham-moi-nho-que-xua-cua-ts-trinh-xuan-duc-va-nhung-cam-xuc-dong-lai-voi-giao-su-pham-vinh-quang-1829.html