Các cầu thủ U22 Việt Nam được yêu cầu không sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm tráng miệng như kem, bánh kem và chè trong thực đơn hàng ngày. Đây là những loại thực phẩm dễ gây tăng cân nhanh và có rủi ro ảnh hưởng đến đường tiêu hoá của các vận động viên.
U22 Việt Nam đánh bại U22 Singapore.
Việc khống chế lượng dinh dưỡng phù hợp dựa trên khẩu phần ăn là yếu tố quan trọng với bất kỳ môn thể thao nào chứ không riêng gì bóng đá. Song song với việc hạn chế đồ ngọt, U22 Việt Nam được yêu cầu không dùng nhiều "thịt đỏ" để kiểm soát lượng đạm, đặc biệt là ở thời điểm trước khi diễn ra trận đấu 2-3 ngày. Đạm sẽ được bổ sung từ hải sản và gia cầm, cùng với đó là các chất dinh dưỡng mang lại năng lượng dễ chuyển hoá (thường là tinh bột).
U22 Việt Nam thực hiện chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt.
Sau trận đấu mới là thời điểm U22 Việt Nam bổ sung lượng đạm mạnh từ các loại thịt bò và thịt lợn. Thậm chí, trước các trận đấu quan trọng, việc không sử dụng thịt đỏ sẽ được áp dụng. Có thể, quyết định này sẽ được ban huấn luyện U22 Việt Nam đưa ra trước trận đấu với U22 Thái Lan.
Khi đó, U22 Việt Nam sẽ bổ sung thêm carbohydrate từ cơm, bánh mì, mì Ý. Không chỉ U22 Việt Nam mà nhiều đội bóng tại V-League cũng đang áp dụng phương pháp này. Một bác sỹ thể thao chia sẻ: "Việc sử dụng các sản phẩm tinh bột trước và sau trận đấu không có gì là phản khoa học. Đây là nguồn năng lượng quan trọng. Thậm chí, sử dụng pizza sau trận đấu sẽ bổ sung năng lượng theo cách nhanh nhất".
U22 Việt Nam sẽ lần lượt đối đầu U22 Malaysia và U22 Thái Lan ở các lượt trận cuối cùng tại bảng B môn bóng đá nam SEA Games 32. Trận đấu mang tính quyết định đến tấm vé đi tiếp của U22 Việt Nam là cuộc đọ sức với U22 Malaysia. Nếu đánh bại đối thủ này, thầy trò HLV Troussier có nhiều cơ hội vượt qua vòng bảng.
Link nội dung: https://vanhocnghethuatquoctevietnam.vn/u22-viet-nam-siet-chat-che-do-an-uong-duong-suc-dau-u22-malaysia-234.html