Thi sỹ Ngọc Lê Ninh thật bén duyên với các giải Thơ quốc tế

Hệ thống

Nhìn ba giải thưởng quốc tế trên mạng xã hội mà nhà thơ Ngọc Lê Ninh gặt hái được, với tôi thật “choáng”!

Đó là: 1. Giải thưởng Văn học cho Ngọc Lê Ninh năm 2019 của Hội Nhà văn Quốc tế IWA-BOGDANI do Chủ tịch Jeton Kelmendi trao tặng. Và: 2. Giải thưởng văn học thế giới Rahim Karim năm 2022 cho Ngọc Lê Ninh của Tổ chức các nhà văn quốc tế do Nhà văn, Nhà thơ nổi tiếng thế giới Rahim Karim Karimov trao tặng. 3. Và một số giải thưởng của tổ chức thơ quốc tế tại Ấn Độ, Châu Phi. Hơn thế, cùng với giải Rahim Karim mới đây, Ngọc Lê Ninh đã được xếp cao chót vót lên tầm các nhà thơ tinh hoa thế giới. Theo lời của ông Rahim Karim: “Các nhà thơ xuất sắc nhất lục địa châu Á, ngoài Rahim Karim còn có 7 nhà thơ người Ấn Độ, 1 người Thổ Nhĩ Kỳ, 1 người Philippines, Malaysia… Danh sách này còn có cả 1 nhà thơ Việt Nam là Ngọc Lê Ninh” (theo Báo TPCN).

z4027803843940-b64bd97287857da6a443e8a885d67148-1673333994-1679322391.jpg
 

Ngọc Lê Ninh là ai mà có thể đạt được tầm quốc tế phổ quát như vậy? Một cái cây muốn vươn lên cao thì nó phải thụ hưởng sự cô đơn của mình. Chỉ có cô đơn trơ trọi thì mới mọc lên cao và hưởng được gió từ bốn phương thổi đến, và hưởng nguyên một mặt trời chói lọi chiếu cho riêng mình chứ không bị rợp bóng của cỏ giả xúm xít vây quanh. Điều ngạc nhiên là: Ngọc Lê Ninh cho đến nay vẫn đứng ngoài Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi biết rõ, NLN thừa tiêu chuẩn để có một chỗ đứng gắn thẻ, nhưng anh đã không để ý. Chính thế mà anh mới có bài thơ “Hồn sa mạc” thật vạm vỡ như đại ngàn: Bầy Lạc Đà quen sống vùng sa mạc/ Ai bắt về nhốt lại giữa rừng xanh?/ Tôi nghe thấy chúng bảo nhau nháo nhác/ Đám người kia hám lợi bán tụi mình/ Một chú khóc đến bên tôi mếu máo:/ Nhớ mặt trời, cát trắng, ốc đảo xanh/ Hồn sa mạc lấp lánh miền hư ảo/ Đầu hoang mang bao giờ hết chiến tranh?/ Thế gian này hai phần người sống thật/ Một phần ma còn lại dối lừa nhau/ Bao cuộc chiến chà nát tàn mặt đất Họ tranh nhau giật cướp những thùng dầu… Nhưng tôi hiểu! Lạc Đà kia cũng biết!/ Bầu trời đen tối mắt vỡ hoàng hôn/ Khi sợi nắng chẳng chạm hồn trái đất/ Loài người kia vùi trong đống cô đơn/ Cùng nhấp nháp những dối gian, lừa gạt/ Những tham lam, giành giật hóa hung tàn/ Những tội lỗi chập chờn trong gió cát/ Vào hố đen mù mịt mắt thời gian.

z4027803351900-1be79c2420c576ef58edae659ac85d41-1673333961-1679322391.jpg
 

Thơ của Ngọc Lê Ninh là gì mà bén duyên với các giải quốc tế như vậy? Theo tôi có thể thơ Ngọc Lê Ninh không có gì quá mới về hình thức, nhưng thơ anh lại hay và đáng trân trọng, vì nó bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy tư về đời sống. Vì thế tôi xếp thơ của họ Ngọc vào dòng Tân cổ điển, và hơn thế có thể là “Cổ điển tự nhiên”. Theo quan sát của tôi chủ nghĩa cổ điển, cũng gần nghĩa với kinh điển và sống trường cửu và thường trực nhất trong nghệ thuật. Thơ hay nghệ thuật quan trọng chữ CHÂN, trong chuỗi mở đầu chân – thiện – mỹ. Hầu hết các bài thơ của Ngọc Lê Ninh là chìm đắm trong dòng chảy của hiện thực đời sống theo cách trên. Họ Lê Ngọc đã ra 5 bài thơ: 1- Thơ mở cửa (1992); 2- Thơ mất ngủ (2016) 3- Hồn Sa mạc (2017); 4- Thơ mộng mị (2020); 5. Vũ Trụ Góa (2021). Đọc tên các bài thơ, chúng ta thấy rõ nội dung hiện thực bên trong của chúng được thể hiện rất trực diện, chất phác và chân thật. Qua đó chúng ta cũng hiểu cách cảm, cách nghĩ trực tiếp hít thở, va chạm cũng như đối mặt với những thử thách của tác giả trong cuộc sống. Đọc các bài thơ cụ thể của Ngọc Lê Ninh, chúng ta càng thấy rõ nét hơn xu hướng bút pháp này của tác giả, như các bài: 1. ÁO THU RƠI; 2. QUẢ HÔN XANH CHUA CHÁT; 3. TÌNH CHAY; 4. BẢN THẢO TÌNH; 5. XUÂN; 6. CHƯA THỂ ĐẶT TÊN; 7. HÀM SỐ TÌNH; 8. MIẾU TÌNH HƯƠNG GIĂNG.

Nhân dịp thi sĩ Ngọc Lê Ninh được giải thơ quốc tế mang tên Rahim Karim và được xếp địa vị rất cao trên thi đàn thế giới, tôi muốn chúc mừng anh bằng cách đánh giá thơ anh theo hiểu biết và nhãn quan mỹ học của tôi. Còn thơ anh giá trị đến đâu thì cần phải được thời gian và công chúng thẩm thấu thêm. Nhưng với loạt pháo hoa của trái đầu mùa, xin chúc mừng thi sĩ họ Lê Ngọc!