Cây vĩ cầm Ave Maria- Khúc ca của sự sống vang lên từ cõi chết

Ninh thẩm định

Cây vĩ cầm Ave Maria là tác phẩm nổi tiếng của Kagawa Yoshiko, tác phẩm đã tạo tiếng vang lớn trong lòng bạn đọc khơi gợi một trong những mảng ký ức đen tối của nước Đức trong cuộc truy lùng người Do Thái. Tác phẩm là bản tình ca khơi gợi tình người, sự sống từ cõi chết.

Gia đình nhà Hannah đã sống một năm dưới tầng hầm của nhà người Đức tên Janssen. Mọi sinh hoạt, ăn uống của họ đều phải dè chừng nếu không muốn phát xít Đức phát hiện ra. Tuy sống chui lủi ở nhờ nhà người khác nhưng Hannah vẫn tổ chức buổi biểu diễn của mình. Hannah chơi Chương bốn của bản Haffner Serenade khúc rondo của Mozart, rồi đến bản Largo Epressivo của Pugnani, sau đó cô bé cùng với phu nhân Klaus chơi bản Canon của Pachelbel.

Bà Janssen vừa đệm đàn piano vừa cảm thấy hãnh diện trước sự trưởng thành đáng ngạc nhiên của con gái. Cuối cùng Hannah chơi bản Avemaria của Schubert để hướng tới ngày mai, và đáng kinh ngạc bản nhạc cô bé chơi đã khiến cho ông Janssen nước mắt đầm đìa ôm lấy Hannah. Việc cất giấu người Do Thái không lâu cũng bị bại lộ, cả gia đình Hannah bị đưa vào trại tập trung, ba mẹ em trai cùng ông của Hannah bị giữ riêng ở một trại chuẩn bị đưa vào phòng hơi ngạt còn Hannah vì có tài năng âm nhạc đặc biệt nên được đưa vào dàn nhạc trong trại tập trung để có thể chơi nhạc cho bọn phát xít, điều này cho thấy Hannah có cơ hội thoát chết bằng tài năng âm nhạc của mình. Vậy là cả gái đình Jansse chỉ còn duy nhất Hannah sống sót.

Trong câu chuyện về nhân vật Hannah trong trại tập trung còn đan xen những câu chuyện của những nhân vật khác: Kelly là một nhân vật thổi sáo lành nghề, tiếng sáo trong vắt của Kelly khiến cho cả dàn nhạc phải trầm trồ, nhưng tiếng sáo ấy anh không cứu được người mẹ của anh mà còn dồn mẹ vào chỗ chết. “Từ đó Kelly giống như một con người hoàn toàn khác, anh như kẻ mất hồn” Cái chết của mẹ Kelly đã khiến anh trở thành một con người hoàn toàn khác cũng như Hannah biết tin cha mẹ mình bị phát xít Đức giết chết, bản thân Hannah đau đớn vô cùng khi đọc được những dòng thư cuối cùng của người mẹ.

Hannah được thoát chết, được một người lính Anh cứu sống, nhưng cô lại bị căn bệnh sợ âm thanh to, cứ mỗi lần mở bịt tai ra những tiếng ồn những âm thanh của âm nhạc sẽ giày xéo Hannah đây là một trong những di chứng khi cô phải chịu đựng cú sốc nặng nề trong trại tập trung đó là chứng kiến cái chết của cả bố và mẹ cùng em trai và người ông. Nhưng sau đó bằng sự kiên cường của mình, bằng sự bền bỉ vượt qua căn bệnh, Hannah đã chiến thắng được bệnh hiểm nghèo và gảy lên những khúc nhạc từ cõi chết. “Chuyện đó tiếp diễn đến mấy năm, người ta bắt đầu kháo nhau thành tin đồn, rồi cứ thế những thành viên còn sống của dàn nhạc năm xưa trở về tụ họp lại, một người hai người rồi đến cả chục người, họ cùng nhau biểu diễn giữa cánh đồng hoa anh túc”

Người kể chuyện đồng sự thường xưng “tôi”, “chúng tôi”, “chúng ta”. Câu chuyện được kể bởi nhân vật trực tiếp trải nghiệm và hành động trong tác phẩm. Nhân vật sẽ đảm nhiệm hai vai trò: vai trò của một nhân vật trong câu chuyện và vai trò của người thuật chuyện. So với ngừi kể chuyện dị sự toàn năng, người kể chuyện đồng sự có tầm nhìn hạn chế, khả năng bao quát câu chuyện và các sự kiện thường không lớn. Nếu người kể chuyện dị sự toàn năng đóng vai trò là thượng đế, biết tuốt những điều xảy ra với nhân vật, thì người kể chuyện đồng sự chỉ biết được một phần của câu chuyện, không đoán định được tương lai và những điều xảy ra với những nhân vật khác.

Trong tiểu thuyết Cây vĩ cầm Avemaria, tác giả đã để cho người kể chuyện đồng sự xuất hiện ở các phần Khúc dao đầu: tôi, Khúc trung gian: Người dân cõi tiên bồng, và Khúc vĩ thanh: Hannah và Asuka. Nhân vật tôi kể lại nhân duyên mình gặp cây đàn violin Avemaria. Nhân vật tôi đã giãi bày: “Chẳng có động lực, một sự khuấy động nào sục sôi trong lòng khiến tôi ao ước được làm một điều gì đó. Thế nên tôi cứ mãi sống với thế giới hiện tại, giữa môi trường được ấn định cho mình với tầm nhìn hạn hẹp của một cô bé con mười bốn tuổi. Tôi không cho rằng điều đó là kì cục, và tôi nghĩ ai cũng vậy cả thôi. Thậm chí tôi còn có cảm giác sau này mình sẽ tiếp tục sống mãi như vậy. Phải, chuyện là thế cho đến khi vận mệnh giúp tôi gặp được cây đàn violin đó…” Nhân vật tôi chính là cô bé Hannah đã trải qua hững đau thương mất mát trong trại tập trung của phát xít Đức và trở thành nghệ nhân chơi đàn giỏi nhất trong dàn nhạc tại trai tập trung.

zaa-1685893679.jpg

Tác phẩm "Cây vĩ cầm Ave Maria- Khúc ca của sự sống vang lên từ cõi chết".

Ở khúc trung gian tác giả để cho Klaus kể lại câu chuyện chơi nhạc của mình và sự sóng sót thần kì của chính anh khi rơi vào tay bọn phát xít Đức. Anh phiêu lưu đến cõi tiên bồng, nơi nước Nhật kì bí và bí ẩn. Kláu bước vào trại tập trung của phát xít Đức trong đó có một vài người Nhật, quang cảnh trai tập trung được miêu tả như sau: “ Xung quanh khu trại tập trung với những dãy nhà gỗ là bình lính Nhật đứng bao vây, trang bị súng đến tận răng, tôi cảm giác rằng chúng tôi không thể nào chạy trốn khỏi nơi này được. Trên đất Nhật nới tôi lần đầu đặt chân đến, ánh sáng mặt trời phản chiếu khó chịu hơn tôi tưởng tượng, cơ thể đổ mồ hôi ướt đầm đìa, nhưng trong sự căng thẳng cao độ, kì lạ thay tôi không còn cảm nhận nổi cái nóng”.

Sinh hoạt, lối sống trong trại tập trung vô cùng khắc nghiệt đã được Klaus miêu tả trong tác phẩm: Điểm danh, tiến hành kiểm tra sức khỏe, kiểm tra sức khỏe xong là đến giờ ăn. “Họ bày ra trước mặt chúng tôi cơm, xương gà ninh với rau củ, chỗ thịt gà còn lại được xào với khoai… sau khi ăn xong, khoảng vài chục người lính có thân hình gầy gò trong đó có cả tôi được phát thêm một nửa củ khoai đỏ. Củ khoai màu đỏ của vùng Naruto có vị ngon rất riêng mà trước giờ tôi chưa từng nếm. Một lúc sau chúng tôi được phân công làm khá nhiều việc”.Từ đó trong trại tập trung Klaus được giao nhiệm vụ tăng gia sản xuất trồng rau khoai, chăn lợn, bò gà. Với Klaus âm nhạc là thứ kết nối được nhiều cảm xúc nhất: “Tôi cảm thấy âm nhạc là thứ ngôn ngữ cộng đồng tuyệt đối giúp con người ta thấu hiểu nhau bằng tâm hồn, vượt qua biên giới hay những rào cản dân tộc” .

Vì thế khi được chọn vào dàn nhạc Klaus đã cố gắng hết sức mình trình diễn những ca khúc nổi bật nhất, âm nhạc đã kết nối con người với con người và đã giải thoát cho Klaus khỏi bản tay của tử thần. Khi bản nhạc giao hưởng cất lên cũng là lúc : “Tôi nghe tiếng có ai đó hát theo từ hàng ghế khán giả, các ông cụ hát và giơ nắm tay lên như những quân nhân. Chẳng biết từ lúc nào nước mắt tôi đã trào ra, nước mắt làm hàng ghế khán giả nhòe đi chẳng thể nào nhìn rõ nữa… Khi màn diễn tấu vừa kết thúc, tiếng vỗ tay nổ lên vang trời. Chúng tôi chạy xuống từ bục diễn trong sân đền, ôm chầm lấy người dân. Người dân ở đây mọi người đều khóc” [tr.175] âm nhạc đã xóa nhòa khoảng cách giữa người với người, đem mọi người đến gần nhau hơn để có thể đồng cảm và xoa dịu nỗi đau cùng nhau. Với Klaus âm nhạc đã cứu mạng sống của anh để anh có thể được tự do ra khỏi trại tập trung của Đức.

Chương 3 khúc vĩ thành là chương kết thúc tác phẩm bằng những hình ảnh rất đẹp, cả ba người Klaus, Hannah và Asuka cũng chơi một bản nhạc giao hưởng “khi bản đàn vừa kết thúc, dưới chân ba người chúng tôi, những bông hoa anh túc đỏ rạng rỡ xinh đẹp giống như Hannah, đang đung đưa khe khẽ” .

Ba phần của tác phẩm Khúc dao đầu, Khúc trung gian, khúc vĩ thanh như một bản đàn dịu nhẹ của một tác phẩm được chơi bởi cây đàn violin, bài hát này đã kể lại một trong những câu chuyện đẹp nhất về sự cứu rỗi của âm nhạc đối với con người giữa thế giới tàn ác và sự sống sót kì lạ của một cô bé người Do Thái tài năng.

Hoàng Bạch Diệp