Dám bị ghét – Cẩm nang điều chỉnh tâm lý dành cho các bạn trẻ

Ninh thẩm định

 Kishimi Ichiro , Koga Fumitake là hai tác giả nổi tiếng của Nhật Bản với dòng sách tâm lý đang lôi cuốn người độc giả. Bằng cách viết độc đáo, dưới hình thức một cuộc trò chuyện các tác giả đã đem đến cho người đọc những trải nghiệm thực tế, đa dạng bởi vậy khi nhắc đến các tác giả này chúng ta sẽ được biết đến những chuyên gia tâm lý nổi tiếng có sức ảnh hưởng với bạn đọc. Bởi vậy thật may mắn khi mỗi chúng ta được tiếp cận cuốn sách triết học nổi tiếng này.

Dám bị ghét là tác phẩm tâm lý thuộc hàng kinh điển bán chạy tại Nhật Bản, cuốn sách phân tích những cách thức điều hòa các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống, và đề cập đến những góc khuất tâm lý trong cuộc đời con người. Bằng những phân tích chặt chẽ và có định hướng tác giả đã khiến người đọc say mê theo các trang sách và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ đó. Hi vọng khi đón nhận tác phẩm này độc giả sẽ thấu hiểu và áp dụng hiệu quả những chiến thuật tâm lý trong cuốn sách.

Con người là một cây sậy, nhưng là một cậy sậy có tư tưởng. Đứng trước vũ trụ con người luôn cảm thấy mình nhỏ bé, và luôn tự đặt ra cho mình những câu hỏi xoay quanh về xã hội loài người, về nơi mình sống, về các mối quan hệ mà mỗi chúng ta xây dựng. Đan xen với những mối quan hệ mà con người tạo dựng đó là nỗi bất an, những rào cản tâm lý mà con người không thể vượt qua mỗi khi bị va vấp, bị tuột dốc trước cuộc đời. Dám bị ghét là cuốn sách tâm lý học, triết học phân tích những trạng thái tâm lý của con người để mỗi người có thể hiểu rõ về bản thân, có sự lý giải một cách đúng đắn về những trường hợp tâm lý mà mình đang gặp phải.

6-1719631328.jpg
 

Cuốn sách được chia làm năm chương mỗi chương được tái hiện dưới dạng một cuộc trò chuyện thân mật giữa chàng thanh niên trẻ tuổi đang tìm hiểu cuộc đời và triết gia giàu kinh nghiệm, tri thức, chính nhân vật triết gia này sẽ là người lý giải tất cả những thắc mắc những câu hỏi của chàng thanh niên về cuộc sống, về mối quan hệ giữa người và người dựa trên nền tảng tâm lý học Adler.

Hãy phủ nhận sang chấn tâm lý.

Khi tồn tại giữa cuộc đời này, va vấp thử thách khó khăn là điều không thể tránh khỏi, vì vậy không phải ai cũng có thể né tránh những khó khăn đó. Tuy nhiên có những khó khăn lặp lại liên tục gây ra những vết thương lòng không thể thay đổi, và khi hồi tưởng đến những điều đó chúng khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, đau khổ, và đó các nhà tâm lý học gọi là sang chấn tâm lý. Ví dụ đối với một học sinh, những kì thi căng thẳng, mệt mỏi, với những áp lực về điểm số đã khiến cho học sinh đó cảm thấy bất lực, mất thăng bằng, và mỗi khi đến trường học, học sinh ấy luôn bị ám ảnh bởi những vấn đề đó.

Tuy nhiên theo nhà tâm lý học Adler thì ông cho rằng sang chấn tâm lý không thể tồn tại, bởi vì nếu có tồn tại thì là do con người không muốn quên đi quá khứ đau buồn của mình, lấy chúng ra làm cái cớ để có thể che đậy những suy nghĩ của riêng mình, đó có thể là việc không dám tiến lên và thử sức ở những lĩnh vực mới, và cứ vin vào sang chấn tâm lý để khiến bản thân gục ngã và thụt lùi. “Con người không được tạo ra bởi trải nghiệm của bản thân trong quá khứ, mà bởi ý nghĩa chúng ta gán cho những trải nghiệm đó”. Vì chúng ta gán cho những trải nghiệm những cái tên cố định nên đến khi vấp phải những trường hợp tương tự chúng ta không linh hoạt xử lý một cách khéo léo và tinh tường, chính vì vậy mà chúng ta thường mắc sai lầm dễ hụt hẫng và thoái chí.

Phủ nhận sự tồn tại của sang chấn tâm lý cũng là cách mà nhà tâm lý học Adler cho rằng quá khứ sẽ không thể chi phối được tương lai, và con người sẽ không bị quá khứ kìm hãm, khiến cho bản thân phải đau buồn, hoặc thoái chí. Vì vậy con người muốn thành công thì nhất định phải thay đổi và rũ bỏ những sai lầm trong quá khứ, hay nói một cách khác là phải biết quên đi những nỗi đau mà quá khứ mang đến cho mình để tiếp tục sống và tiếp tục gặt hái những thành công đang chờ đợi ở phía trước. Alder đã nói rằng: “Cho dù phần đời từ trước tới nay có xảy ra chuyện gì chăng nữa cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống của phần đời từ nay trở đi”. Vì vậy mỗi chúng ta có thể bỏ qua quá khứ đâu thương để có thể tiến bước đến tương lai trên con đường còn nhiều thử thách, gian nan.

Mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người.

Mối quan hệ giữa người với người là mối quan hệ phức tạp và có nhiều vấn đề, bởi khi bắt đầu tiếp xúc tạo mối quan hệ với một người cũng là lúc chúng ta phải đón nhận tất cả các giá trị quan của người đó, đồng thời phải tiếp nhận tính tình, sở thích, cách sống cách ứng xử của người đó đối với những người khác. Cũng từ mối quan hệ này mà mọi phiền muộn cũng bắt đầu xảy ra khiến chúng ta bối rối và hoang mang. Vì thế Adler đã nói: “Mọi phiền muộn của con người đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người”.

Cảm giác tự ti là cảm giác thường xuất hiện phổ biến ở những người luôn cho rằng mình không bằng người khác, luôn cho rằng mình yếu kém và bất tài, những người đó thường so sánh mình với những thành công của những người khác sau đó tự đánh giá, hạ thấp chính mình, điều này khiến cho mỗi cá nhân rất khó tồn tại trong xã hội, khi sống trong cảm giác tự ti bản thân mình sẽ cảm thấy chán nản, luôn trong trạng thái cô lập và không muốn mở rộng mối quan hệ với bất cứ ai, chính sự tự ti sẽ hủy hoại bản thân khiến bản thân cảm thấy bất lực, mệt mỏi bởi vậy những người tự ti luôn che giấu trong mình nỗi sợ hãi vô hình mà không muốn nói cho người khác biết.

Chính vì thế mỗi người trong cuộc sống này hãy trang bị cho mình những kiến thức hữu ích từ cuộc sống để khiến bản thân cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn, để cho bản thân được tỏa sáng, được sống là chính mình mà không phải bị ràng buộc bởi bất cứ người nào khác. “Nỗi tự ti làm chúng ta khổ sở không phải là “sự thật khách quan” mà là “sự suy diễn mang tính chủ quan”. Người nào càng phô trương bản thân với những giá trị bên ngoài như áo quần, tóc tai thành tích, thì chỉ càng chứng tỏ họ là những kẻ tự ti, càng phô trương càng tự ti. Đôi khi trong cuộc sống có nhiều người lợi dụng sự tự ti là cái cớ để né tránh những nhiệm vụ phức tạp dành cho mình.

Do đó tự ti trở thành tấm bình phong đắc dụng cho họ, nhưng càng làm vậy thì chỉ càng chứng tỏ họ thiếu các giá trị và càng bị thời gian vùi lấp, xóa nhòa. Cách giải quyết vấn đề bằng cách trả đũa là điều không thể chấp nhận được, điều này chỉ khiến cho mối quan hệ ngày càng rạn nứt và căng thẳng hơn bất cứ lúc nào. Nguyên nhân của việc trả đũa là trong một cuộc tranh luận, một cuộc chiến ai cũng muốn giành chiến thắng và giành phần hơn, chính vì thế họ sẽ sử dụng toàn bộ sức lực của mình để tranh giành phần chiến thắng điều này khiến cho cả hai đều bị tổn thường và khiến cho mối quan hệ ngày càng rạn nứt một cách trầm trọng.

Bỏ qua nhiệm vụ của người khác.

Mỗi người sống ở cuộc đời đều được phân chia một nhiệm vụ nhất định, không ai can thiệp vào cuộc sống của ai cả. Vì vậy mỗi người cần phải biết nhiệm vụ của mình và bỏ qua những nhiệm vụ của người khác để sống một cách vui vẻ, thanh thản. Ai sống trong cuộc đời này cũng đều muốn mình được thừa nhận, được công nhận năng lực nhưng càng như thế bản thân chúng ta càng bị phụ thuộc lệ thuộc vào những sự công nhận đó. Vì thế nhu cầu được thừa nhận sẽ dẫn đến việc mất tự do. Bởi: “Sống để đáp ứng mong đợi của người khác và phó mặc cuộc đời mình cho người khác, đó là cách sống lừa dối bản thân, đồng thời lừa dối cả nhưng người xung quanh mình”.

Trong số mỗi chúng ta mọi người đều rất muốn dung hòa các mối quan hệ và không muốn bị ghét bỏ, tuy nhiên để làm được điều đó con người phải trải qua một quãng thời gian học hỏi và rèn luyện chăm chỉ không ngừng nghỉ, nếu phải làm vừa lòng tất cả mọi người thì điều đó thật quá khó khăn, bởi sống để làm làm sao không có người ghét mình là điều không thể làm được. Chính vì thế nhu cầu của con người luôn mong muốn và đòi hỏi được tự do, vậy tự do chính là lúc bản thân chúng ta cảm thấy thoải mái với cách sống, lối sống của chính mình nhưng khi chúng ta tự hài lòng với cách sống lối sống đó cũng chính là lúc chúng ta bị ghét vì chính chúng ta đang sống với tự do của chính mình.

Vì vậy Tự do là bị người khác ghét. “Chừng nào còn chưa trả cái giá là không để ý đến nhận xét của người khác, không sợ bị người khác ghét, không tìm kiếm sự thừa nhận từ người khác, thì cậu còn chưa theo đuổi trọn vẹn cách sống của mình, tức là không có được tự do”.

Trung tâm thế giới nằm ở đâu.

Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, vì thế con người muốn sống muốn tồn tại thì phải tạo được mối quan hệ vững chắc với cộng đồng, bởi vậy trong quá trình sống con người nằm trong một cộng đồng rộng lớn vì thế không có trung tâm thế giới. Muốn có giá trị con người phải có nỗ lực, phải luôn rèn luyện chính bản thân mình mới có thể ngày một trưởng thành và đặt những bước chân vững chắc trên cuộc đời. Vì vậy, mỗi người chúng ta đừng tự xem mình là trung tâm thế giới, bởi muốn tồn tại con người cần phải nương nhờ vào những người khác, phải tạo ra giá trị và được người khác công nhận. Vì vậy mỗi chúng ta hãy nghe tiếng nói của cộng đồng lớn hơn, vì khi hòa hợp với cộng đồng, bản thân chúng ta sẽ tìm được mẫu số chung với họ và trở nên hòa hợp, tạo được chỗ đứng vững chắc cho chính bản thân mình. Khi muốn học hỏi hay muốn dạy bảo người khác, điều chúng ta không nên làm là mắng mỏ hay khen ngợi vì làm như vậy chúng ta chỉ có hại chứ chẳng được lợi ích gì vì: “Những người mẹ khen” giỏi lắm” hay “làm tốt lắm”, “thật xuất sắc” đã vô tình tạo ra mối quan hệ trên dưới, coi con kém hơn mình. Khi con người khen ngợi người khác thì mục đích của họ là “thao túng đối phương có năng lực kém hơn mình”, chứ chẳng phải do lòng biết ơn hay tôn trọng gì cả”. Vì vậy khi tiếp cận một con người cần phải khích lệ lòng can đảm từ người đó, và con người thường không thể tùy cơ ứng biến hay thay đổi bản thân mà luôn giữ nguyên bản chất.

Sống hết mình: “Ngay tại đây, vào lúc này”.

Bản thân mỗi chúng ta đều có nhưng ưu điểm và nhược điểm vì vậy muốn sống tốt chúng ta cần chấp nhận những thiếu sót của bản thân và sống hài hòa với mọi người. Luôn luôn làm việc với tinh thần cống hiến không biết mệt mỏi, để phụng sự và đem lại nhiều giá trị cho mọi người. Bản thân mỗi chúng ta sống bình thường giữa cuộc đời này đã là hạnh phúc và bình yên. Bởi cuộc đời là những khoảng khắc nối tiếp và mỗi chúng ta hãy tận hưởng cuộc sống như đang khiêu vũ dưới một bản nhạc đầy mê đắm. Mỗi người là một tiểu vũ trụ không thể thay thế vì vậy hãy tạo nên những ý nghĩa, những giá trị cuộc đời cho cuộc sống còn đầy rẫy những điều phi lý, vô nghĩa này.

Cuốn sách Dám bị ghét là lời là một trong những cuốn sách mang lại nhiều giá trị cho người đọc, trong cuốn sách bạn sẽ tìm thấy: những cách thức để vượt qua những khó khăn trong cuộc đời, can đảm tiến lên phía trước dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, đương đầu với mỗi thử thách đã qua để có thể tiếp tục sống mạnh mẽ và thấu hiểu chính bản thân mình để tạo nên những giá trị cho xã hội. Hi vọng với cuốn sách này sẽ giúp cho mỗi độc giả có cái nhìn cởi mở, mới mẻ với cuộc sống nhiều hơn!

HOÀNG BẠCH DIỆP