Dù bạn là ai, hoạt động và làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào, nếu không biết cách giao tiếp và truyền đạt được ý tưởng của mình đến mọi người, hay một nhà kinh doanh nhưng không có khả năng thuyết phục để bán được hàng thì chắc chắn bạn cũng không được đánh giá cao dù khả năng của bản thân có giỏi đến đâu! Có thể thấy rằng, kỹ năng giao tiếp được xem như là một vũ khí lợi hại giúp bạn đạt được thành công của mình một cách dễ dàng hơn. Chính vì thế, cuốn sách “Giao Tiếp Bất Kỳ Ai” đích thực là một tác phẩm hay và bổ ích khi sách đưa ra nhiều kiến thức về cách ứng xử, sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt giúp cho các bạn có thể dễ dàng đàm phán với đối tác, tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh!
Tác phầm "Giao tiếp bất kì ai"
Nghĩ trước khi nói
Ông cha ta thường có câu: “Cái miệng hại cái thân” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Câu nói này nghĩa là sao? Đó là khi chúng ta bị cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến tư duy của mình, và khi đó con người không thể kiềm chế được bản thân và chỉ xả giận bằng những câu nói để thỏa mãn cảm xúc hiện tại lúc đó. Nhưng bạn đã thấy ai đạt được mục đích của mình trong trường hợp như vậy chưa? Chắc chắn là rồi, nhưng hậu quả mà chúng để lại cũng chẳng tốt đẹp là bao. Tại sao vậy? Khi chúng ta tức giận, những ngôn từ xuất phát tại thời điểm này đều không mấy hay ho và chỉ toàn là lời chỉ trích, đôi khi bạn cảm thấy vui vẻ vì đã “xả giận” được nỗi bực tức của mình, nhưng chính lời nói của bạn sẽ như con dao hai lưỡi giết chết cảm xúc đối phương!
Hay đôi lúc chúng ta thường có những câu đùa giỡn giữa bạn bè với nhau, bạn sẽ nghĩ rằng “À, bạn bè thì nói gì chả được!” nhưng có khi chính những câu nói đó lại gây tổn thương cho đối phương. Chính vì thế, dù là bấy kỳ ai thì chúng ta cũng nên sử dụng ngôn từ một cách khéo léo và truyền đạt nó đến người nghe dễ chịu hơn, nếu không sự vô tình trong cách sử dụng ngôn từ và giao tiếp của mình sẽ khiến cho mọi người xung quanh bị tổn thương hoặc thậm chí là làm hỏng cả một mối quan hệ đấy!
Suy nghĩ kĩ trước khi nói là điều cần thiết và thực tế, bởi có rất nhiều vấn đề quan trọng được thực hiện thông qua giao tiếp vì vậy, một cái đầu lạnh một trái tim ấm nóng khi giao tiếp là một điều cần thiết đối với bản thân mỗi người. Tính cách bộp chộp, nói chuyện không quy nghĩ sẽ để lại những hậu quả khôn lường, và tạo cơ hội cho những người khác can thiệp vào cuộc sống của chính mình, vì vậy cần phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói để tạp được lòng tin vững chắc mang đến những niềm vui và phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của tháng ngày không ngừng nghỉ của chính bản thân mỗi người.
Nhanh chóng tiếp cận vấn đề
Chúng ta thường hay có xu hướng diễn tả một câu chuyện dài dòng với suy nghĩ sẽ giúp cho đối phương hiểu rõ được nội dung mà mình đang đề cập đến. Tuy nhiên, đây là một cách nói theo kiểu “nói dai, nói dài, nói dở” không nên sử dụng trong các mối quan hệ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Vì sao? Khi chúng ta nói quá nhiều về những tiểu tiết xung quanh thì sẽ khiến người nghe dễ bị xao lãng và mất tập trung vào nội dung chính của câu chuyện mà bạn đang muốn nói đến. Như vậy thì mục đích giao tiếp về cuộc đối thoại này sẽ trở nên vô nghĩa và không đạt được mục đích của người nói.
Vì thế, ngay từ lúc này, hãy học cách thay đổi cách thức nói chuyện và sử dụng ngôn từ làm sao để có thể truyền đạt suôn sẻ và mạch lạc nhất những nội dung mà mình cần nói. Chúng ta nên xác định trước những mục đích chính mà mình cần đạt được qua cuộc giao tiếp với đối phương, từ đó xây dựng một kế hoạch giúp cho giao tiếp một cách hiệu quả, nhanh chóng tiếp cận vấn đề và giúp người nghe có thể dễ dàng ghi nhớ những gì mình nói.
Tiếp cận tố vấn đề đòi hỏi đầu óc nhạy bén và linh hoạt, chính vì vậy mỗi người cần tìm hiểu những cách thức tiếp cận vấn đề phù hợp để có thể đem đến nguồn lợi cho chính mình và tạo cơ hội để mình có thể bứt phá, vấn đề mỗi người cần phải đón nhận và chấp nhận những lần thất bại để có thể tạo dựng cho mình kho tàng kinh nghiệm phong phú tạo nên lối sống phù hợp, tích cực.
Kiểm soát sự sợ hãi
Đa số con người không thể giao tiếp một cách linh hoạt và tự tin là bởi vì sự sợ hãi. Sự sợ hãi là một trong những nguyên nhân chính làm ta mất khả năng giao tiếp. Các bạn có biết vì sao không? Đó là vì khi cảm thấy sợ hãi, thì chắc chắn tư duy khi đó của con người sẽ bằng không, chúng ta sẽ có xu hướng trở nên lắp bắp, không thể diễn đạt và truyền tải những ý tưởng và suy nghĩ của mình một cách logic và mạch lạc. Và đôi khi, sự sợ hãi sẽ khiến bản thân tồn tại những suy nghĩ như “Không biết mình nói vậy họ có hiểu không?” hay “Làm thế nào để thuyết phục đối phương đây?”. Và dần dần, những suy nghĩ đó sẽ làmcho bản thân trở nên rụt rè và không còn tự tin để giao tiếp với mọi người xung quanh nữa.
Vậy phải làm sao? Các bạn à, không có nỗi sợ nào tồn tại vĩnh viễn và mãi mãi cả, bạn phải tin một điều rằng: “Mọi nỗi sợ đều sẽ có điểm kết thúc”. Còn nó xảy đến vào lúc nào là phụ thuộc chính vào bản thân bạn đấy. Hãy học cách luyện tập trước gương, hoặc nếu sợ đám đông thì có thể bắt đầu tập thuyết trình với những người bạn thân thiết của mình, khi đã tự tin thì tiếp tục với những nhóm nhỏ và cuối cùng là khi bạn tự tin đứng trướng một hội đồng sinh viên hay diễn thuyết trước một buổi họp chẳng hạn. Không gì là không thể thực hiện cả, chỉ cần bản thân cố gắng và nỗ lực, mọi sự phấn đấu đều sẽ được đền đáp xứng đáng.
Sự sợ hãi luôn xuất hiện trong các cuộc giao tiếp, điều quan trọng là bạn phải kiểm soát nó và chiến thắng bằng những kinh nghiệm của mình, trấn an tâm lý và át đi những điểu mà sự sỡ hãi mang đến cho bạn, điều này được rèn luyện trong quá trình trưởng thành và tôi luyện của chính bạn, chính vì vậy bạn cần phải nỗ lực và cố gắng để kiểm soát sự sợ hãi trong chính bản thân mình, có như vậy bạn mới đạt dược cảnh giới cao nhất của những đỉnh cao trong giao tiếp.
Vận dụng những phương thức giao tiếp nhuần nhuyễn
Các phương thức giao tiếp chỉ có thể được tồn tại thông qua những điều mà các bạn thực hành, chính vì vậy, muốn thành công mỗi người cần phải biết giao tiếp, đàm phán để giành lấy những vị trí trong công việc, bởi vậy yếu tố tinh tế, nhạy bén, thông thạo cần phải được thực hiện chính xác và không được sai sót, muốn vậy bản thân phải biết cách rèn luyện thực hành trong mỗi tình huống trong mỗi ngày, biết rút kinh nghiệm và biết nhìn nhận quan sát từ những thứ xung quanh, phương thức giao tiếp rất nhiều nhưng chọn phương thức giao tiếp chủ đạp tùy thuộc vào cách nhìn nhận đánh giá của bản thân mỗi người khi lựa chọn giao tiếp với ai và thực hành như thế nào miễn sao đem lại lợi ích cho chính bản thân mình và hiệu quả trong công việc.
Hoàng Bạch Diệp